Đèn đá trong vườn cảnh

ĐÈN ĐÁ TRONG VƯỜN CẢNH

TS. LÊ MINH TRUNG
 
Đèn đá (stone lantern) là một trong những loại đồ vật được tạo tác bởi con người (phân biệt với vật lấy từ thiên nhiên không qua chế tác) được sử dụng trong vườn cảnh như: cầu, đèn, đền, tượng…Ngoài chức năng chiếu sáng thì đèn đá còn là vật trang trí không thể thiếu trong vườn cảnh Đông phương, nhất là Trung Hoa và Nhật Bản. Nếu như đèn lồng là một loại đèn trang trí có khung lồng kính hoặc căng lụa, giấy và được vẽ hoa lá, phong cảnh, họa tiết cách điệu, cùng nhiều màu sắc rực rỡ. Đèn lồng đơn chỉ có lồng chung quanh ngọn đèn. Đèn lồng kép có khung ngoài bằng gỗ, chạm trổ, sơn màu hoặc bằng song mây uốn tỉ mỉ, trên có mái, góc rũ tua ngũ sắc. lồng có nhiều hình dạng như: hình khối chữ nhật, lục lăng, ôvan,cầu dài hoặc dẹt…thường được dùng trang trí hai bên bàn thờ, nội thất hay treo trước hiên nhà thì đèn đá được đặt ngoài trời trong hoa viên, đình viên, tự viên kể cả trong ngự viên.
Đèn đá được chế tác với chất liệu hoàn toàn bằng đá; kết cấu thường gồm 3 phần: đế đèn, lồng đèn và mái đèn. Có thể nói rằng lịch sừ phát triển đèn lồng gắn liền với ngành trang trí nội thất cung điện phong kiến xưa ở châu Á; cũng vậy đèn đá xuất hiện cùng lúc với sự phát triển vườn cảnh Đông phương vào đầu thế kỷ thứ 7.
Nhìn chung, vật tạo tác trong vườn cảnh người ta cố gắng hạn chế mức độ tác động để nó mang nét tự nhiên; chất liệu thì lấy từ trong thiên nhiên; đường nét, bề mặt thì đơn giản để mà thoạt trông nó có vẻ cũ kỷ lâu đời, chịu đượng cùng nắng mưa, sương gió; cà nó trở thành một cơ phận trong tổng thể.
Đèn đá được đặt ở những chổ phù hợp và có tác dụng nhất định; nó có thể là điểm giới hạn hoặc chuyển tiếp không gian vườn cảnh từ nơi này sang nơi khác; có thể là khúc quanh trong vườn dạo, trên bờ đất doi ra bên hồ nước, bên cạnh phiến đá bước chân, hay trong góc vườn.

  • Đèn đá đặt trong góc vườn

    Trên bờ đất dôi ra bên hồ nước
 Đèn đá trong vườn Nhật thường đặt gần châu (bồn nước) bằng đá dọc theo lối đi hay bất cứ nơi nào cần được chiếu sáng vào ban đêm.
  • Gia đình Jujiwara ở Nara
Không chỉ mang tác chiếu sáng, đèn đá còn là vật trang trí mang nét trầm mặc, tỉnh lặng trong vườn vào ban ngày. Vì thế, nếu đèn đá đặt trong góc vườn thì người ta có thể trồng một hoặc vài cây trúc bên cạnh hay xếp một hòn đá tự nhiên có chiều cao bằng 1/3 chiều cao đèn đá để tạo cảm giác cân bằng và ổn định. Cuối bán đảo nhô ra bên hồ thì người ta đặt đèn đá trên một phiến đá (nếu là loại đèn thấp); đèn đá đặt ven hồ thì người ta trồng một vài cây bụi thấp bên cạnh; đèn đá đặt bên lối đi hoặc chổ ngoặc thì không nhất thiết xếp đá hoặc trồng cây bên cạnh. Để làm tăng cảm giác chiều sâu về đêm thì đèn đá cũng có thể đươc che khuất phía sau lùm cây hoặc bụi trúc để ánh sáng khuếch tán yếu ớt, chập chờn trong đêm.
Trước kia, đèn đá được thắp bằng dầu thực vật nguyên thủy chứa trong dĩa cạn, có bấc đặt trong phần lồng đèn, sau đó người ta dùng nến; nó thường cho ánh sáng chập chờn do ảnh hưởng gió thổi vào các cửa trên bộ phận lồng đèn, vì vậy ngoài cửa chính thắp đèn để trống thì các mặt bên người ta có thể dùng giấy dán các lổ trống hoặc sử dụng những nan tre, gỗ mỏng đan xen lại làm hạn chế gió, hoặc chỉ khoét lổ hình tròn nhỏ hoặc hình trăng khuyết ở các mặt bên.
Ngày nay có thể dùng bóng điện lồng vào bên trong, nên nghệ nhân không bị hạn chế trong việc sáng tạo các cửa bên của lồng đèn.
Có thể phân đèn đá thành ba nhóm chính dựa theo đế đèn:
Nhóm không có đế đèn.
Nhóm có đế thấp.
Nhóm có đế trụ cao.
Nhóm không có đế đèn tiêu biểu như OKIDORO.
Nhóm có đế thấp thường có 4 chân hơi bẹt ra, tiêu biểu là các kiểu:
UZUKI (lồng đèn vuông, mái có 4 cạnh vuông), MASAKI (lồng đèn tròn, mái có hình tháp tròn), YUMIKI (lồng đèn hình lục giác, mái tháp tròn)

  • SENNYURI YUKIMI
 
Nhóm có đế trụ cao: NISHINQJA đế là trụ vuông, lồng đèn vuông, mái có 4 cạnh; KASUGA đế là trụ tròn, kiểu Kasuga truyền thống phần trên trụ như một đài sen, lồng đèn hình lục giác, mái cong, đỉnh nhọn mang dáng dấp đình chùa cổ kính phương Đông, được thiết kế bởi Tansai Sano.
  • NISHINQJA KASUGA
    YUNOKI HACHIKARI
Trong nhóm đế cao còn có kiểu ORIBE được thiết kế cách đây hơn 200 năm do Virgin Mary là một tu sĩ Cơ đốc giáo; mặc dù lúc bấy giờ Cơ đốc giáo bị cấm truyền bá ở Nhật và các tu sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bi trục xuất suốt 300 năm dưới thời tướng quân Takugawa.
  • ORIBE
 Một số người Nhật theo Cơ đốc giáo phải tu lén lút một cách bí mật, cùng phương sách thay đổi ngụy trang những gì liên quan đến Cơ đốc giáo nhằm đánh lừa quyền lực quân phiệt lúc đó. Đèn đá ORIBE được đặt trong vườn những nhà tu Cơ đốc; nó không chỉ khác biệt về đường nét phát họa so với những kiểu truyền thống mà còn cải tiến phần chứa dầu đốt để thắp dầu mỏ thay cho dầu động thực vật nguyên thủy. Đèn đá ORIBE có đường nét hoa văn chạm khắc được ngụy trang dựa trên nền tảng văn hóa Phật giáo.
Đèn đá ngày càng được ưa chuộng không những ở phương Đông mà kể cả phương Tây vì vẻ quyến rũ huyền bí, thâm trầm của nó./.